Đối với những sản phẩm sản xuất trong nước thì việc đọc hạn sử dụng không quá khó khăn. Tuy nhiên với những sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài được nhập khẩu vào Việt Nam thì có khá nhiều người còn chưa biết cách đọc hạn sử dụng sao cho đúng. Do đó, hôm nay Viễn Đông Shipping xin chia sẻ cụ thể với bạn để dễ dàng hơn trong việc mua hàng mỹ phẩm nhé.
Các loại hạn sử dụng của các dòng mỹ phẩm hiện nay
Hạn sử dụng của mỹ phẩm gồm hạn sử dụng (Expiration Date) và hạn sử dụng sau khi mở nắp (PAO – Period After Opening).
Expiration date: Với hạn sử dụng này bạn sẽ thấy trên các loại mỹ phẩm có hạn sử dụng dưới 30 tháng. Đa số các quốc gia điều quy định đây chính là hạn sử dụng chung của các loại mỹ phẩm. Expiration date được in trên vỏ sản phẩm ở thân hoặc là đáy vỏ. Bạn có thể nhận biết Expiration date qua các dòng chữ như “Best by” hoặc “Exp”. Một số hãng cũng chỉ ghi đơn giản là dãy số ngày/tháng/năm.
PAO – Period After Opening: Với những dòng mỹ phẩm có thời hạn sử dụng trên 3 năm thì sẽ không bắt buộc phải ghi hạn sử dụng mà nhà sản xuất sẽ đề cập đến hạn sau khi mở nắp tức là PAO – Period After Opening.
Batch code – thời hạn sản xuất của mỹ phẩm
Ví dụ bạn mua 1 thỏi son có PAO – Period After Opening là 2 năm nhưng thời điểm mua đã 3 năm kể từ ngày sản xuất thì có nghĩa là nó đã bị hết hạn sử dụng. Vậy làm sao để nhận biết những sản phẩm đang có tình trạng này? Nếu mua ở những địa chỉ tin cậy thì rất hiếm trường hợp này. Nhưng nếu mua hàng ở những shop nhỏ lẻ, kém tin cậy thời gian tồn hàng lâu hoặc thời gian order và ship hàng chậm thì hoàn toàn có thể xảy ra.
Cách đọc được batch code trên mỹ phẩm ngoại
Để check batch code của mỹ phẩm xem đã qua thời hạn sử dụng chưa bạn có thể coppy dòng code đó vào các trang web kiểm tra mỹ phẩm ví dụ như: Check Fresh hay là Cosmetics Wizard,…Lưu ý, không phải hãng mỹ phẩm nào cũng đều được cập nhật hay trong một số trường hợp thông số đã bị thay đổi bạn cũng không thể tìm được thông tin mình mong muốn.
Một số chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm check batch code khá hay mà bạn có thể tham khảo. Ví dụ trên cây son M.A.C sẽ có dạng chữ (A, B, C…) – số – số. Ở đây, chữ được thể hiện cho lô hàng, số đầu tiên là tháng sản xuất, và số tiếp theo là năm. Sau 10 năm, dãy số sẽ được làm mới.
Tương tự, thương hiệu đình đám Christian Dior cũng có batch code tương tự với 4 ký tự gồm số và chữ, nhưng là ngược lại. Đầu tiên là năm, ký hiệu bằng 1 chữ số, theo sau là ký tự thể hiện tháng lần lượt từ A đến M, trong đó A là tháng 1 và M là tháng 12, rồi tiếp tục N là tháng 1… cho đến hết bảng chữ cái.
Riêng với các dòng sản phẩm của L’Occitane thì khi mua hàng bạn có thể xem 3 số cuối của batch code. 2 con số đầu tiên là tuần, số cuối là năm sản xuất. Các mã này sẽ được lặp lại sau 10 năm.
Bên trên là chia sẻ từ Viễn Đông Shipping về cách kiểm tra hạn sử dụng của mỹ phẩm nhập khẩu về Việt Nam. Hy vọng bài viết đã gửi đến bạn những thông tin thực sự hữu ích. Đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ ship hàng từ Mỹ về Việt Nam nhanh chóng nhé.